Đời tư Út Tịch

Đầu năm 1950, bà lập gia đình với ông Lâm Văn Tịch (người Việt gốc Khmer) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương. Từ đó bà mang tên Út Tịch ghép từ tên của bà và của chồng. Ông Tịch hy sinh ngày 14 tháng 5 năm 1974 và được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Liệt sĩ.

Ông bà có với nhau 9 người con. Người con đầu mất sớm chưa kịp đặt tên:

  1. Lâm Thị Bé (nữ, 1953), còn gọi là Bé Ba.
  2. Lâm Thị Thanh (nữ), còn gọi là Lâm Thị Mỹ Thanh
  3. Lâm Thị Thơ (nữ), chết cùng với mẹ trong trận bom ngày 27 tháng 11 năm 1968.
  4. Lâm Thị Kim Anh (nữ, 1959)
  5. Lâm Văn Hiển (nam, 1961), còn gọi là Bảy Hiển
  6. Lâm Văn Hùng (nam, 1964), còn gọi là Lâm Thanh Hùng
  7. Lâm Thị Đồng Xuân (nữ, 1965)
  8. Lâm Thị Hồng (1968), còn gọi là Lâm Thị Xuân Hồng, ra đời trước khi mẹ chết chỉ 14 ngày.

Sau năm 1975, các con của ông bà đã quy tập mộ cha mẹ về quê nhà tại Tam Ngãi.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Út Tịch http://laodong.com.vn/tin-tuc/nhung-dua-con-cua-ng... http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/ve-tam-ng... http://danviet.vn/49781p1c24/chuyen-buon-o-nha-chi... http://danviet.vn/49919p1c24/chuyen-buon-o-nha-chi... http://danviet.vn/50041p1c24/con-chi-ut-tich-bay-g... http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_S... http://travinhtv.vn/thtv/ http://travinhtv.vn/thtv/detail/5247/tra-vinh-nghi... http://tuoitre.vn/ http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20130909/nhung-dua-c...